Chào mừng bạn đến với Chuẩn Pro9x ! Chuyên bán cờ LGBT , phụ kiện miband , hàng tiêu dùng...
Chuẩn Pro9x

T2 - T7: 8h00 - 22h00

Chủ nhật nghỉ

Chuẩn Pro9x

Bạn cần hỗ trợ?

Gọi ngay 0962.511.330

Chuẩn Pro9x

PFLAG - điểm tựa vững chắc cho cộng đồng LGBT Việt

Thứ Năm, 09/07/2015 Chuẩn Pro9x
Nội dung bài viết

PFLAG (Parent and Friends of Lesbian and Gay) là hội người thân gồm cha-mẹ, gia đình và bạn bè của cộng đồng LGBT. Họ chính là những người đồng hành quan trọng nhất của công cuộc bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới.

Gian nan hành trình come - out

Khi hiểu đồng tính là một khuynh hướng tình dục bình thường, bạn N.Đ.Huy- cựu sinh viên trường Đại học Vinh quyết định công khai giới tính thực của mình. Tuy nhiên, hành trình come-out (công khai giới tính thật) của cậu không hề dễ dàng. Huy tâm sự, cậu lớn lên ở huyện miền núi Nghệ An, nhiều người dân ở đây vẫn coi đồng tính là những người bệnh hoạn, biến thái, dị hợm, nên Huy phải đấu tranh với chính mình rất nhiều lần về quyết định nên công khai hay không. Hơn 20 năm qua, cậu lặng lẽ chôn chặt bí mật của mình trong lòng, việc sống trong một vỏ bọc giả tạo khác khiến cậu vô cùng đau khổ.

Năm tháng trôi qua, khát khao được là chính mình, sống đúng với giới tính của mình ngày càng mãnh liệt trong cậu. Tốt nghiệp Đại học, cậu lấy hết dũng khí quyết định công khai với gia đình. Ngay lập tức cậu vấp phải sự phản đối gay gắt của bố mẹ. Bố Huy hoảng hốt, ngạc nhiên trước tin “trời đánh”, mẹ cậu thì lặng lẽ ôm mặt khóc. Đặc biệt, khi nghe Huy chia sẻ, anh trai và chị gái Huy tỏ vẻ phản đối rất kịch liệt, dùng những ngôn từ xúc phạm giới tính của cậu. Huy kiên nhẫn gợi ý anh chị nên lên mạng tìm hiểu thông tin nhưng cả hai nhất quyết không nghe. Người anh mắng thẳng vào mặt Huy: “mi khi mô cũng tin trên mạng, nhà ni không có thứ nửa nạc nửa mỡ như mi mô”. Chị gái Huy góp lời: “em phải nghĩ cho bố mẹ chứ, chắc mẹ không dám ngẩng mặt khi ra đường mất. Xóm làng dị nghị, rồi cả làng, cả xã này sẽ cười vào cái nhà này cho coi”. Huy trải lòng, trên đời chắc không có có gì đau đớn bằng những ngôn từ xúc phạm do chính những người thân yêu gây ra. Huy thấy lạc lõng và hoang mang ngay chính trong gia đình của mình.

Mệt mỏi, kiệt sức, không biết phải đối mặt như thế nào với thực tại, Huy quyết định bỏ nhà ra Hà Nội ở nhờ phòng trọ của bạn. Được mấy ngày, bố mẹ Huy lo lắng, gọi điện giục về. Trò chuyện với tôi, Huy chia sẻ, Huy cũng muốn về đỡ đần bố mẹ lắm, nhưng gia đình không chấp nhận khiến cậu vô cùng đau khổ. Cậu lộ vẻ lo lắng khi chứng kiến một số bạn trong cộng đồng LGBT buộc phải lập gia đình với người khác giới vì chịu áp lực rất lớn từ phía gia đình. Huy buồn bã: “Đầu tháng 7 nàyem đã lên các diễn đàn về LGBT, PFLAG để tìm kiếm sự giúp đỡ nhưng chưa được. Các chị hãy viết câu chuyện của em, biết đâu có bố hoặc mẹ nào nào trong hội PFLAG đọc được, có thể về Nghệ An cùng em để thuyết phục bố mẹ”.  

Lê Xuân Tư và mẹ - Ảnh: ISC

 

May mắn hơn trường hợp Huy, khi quyết định come - out, anh Lê Xuân Tư, 31 tuổi (Sóc Sơn - Hà Nội) đã được cả gia đình đón nhận, yêu thương. Anh tâm sự, mình là con út trong một gia đình có 4 anh em. Bố mất khi anh mới được 4 ngày tuổi, một tay mẹ nuôi mấy anh em khôn lớn. Không muốn làm mẹ buồn nên gần 30 năm qua anh giấu không cho mẹ biết, nhưng mấy anh chị trong nhà cũng lờ mờ đoán ra. Anh trai Tư nói với mẹ: "Mẹ bắt nó lấy vợ đi chứ nó đồng tính đấy". Lo sợ cho tương lai của đứa con út, bà mẹ 71 tuổi liên tục giục anh lấy vợ… Trước phản ứng của mẹ, anh quyết định sẽ nói cho mẹ “sự thật” về giới tính của bản thân. Anh còn nhớ rất rõ đêm “định mệnh” đó, khi chỉ có hai mẹ con, anh lấy hết dũng cảm chia sẻ với mẹ. Mẹ đã khóc. Rồi anh ôm lấy mẹ, anh chịu tội bất hiếu với mẹ nhưng không thể sống khác với bản thân, không thể làm theo ý mẹ. Cuối cùng, mẹ anh cũng hiểu cho anh, đợt đầu năm còn vào tận Sài Gòn để tham gia lễ ra mắt Hội Phụ huynh và người thân của người đồng tính, song tính và chuyển giới (PFLAG).

Hiểu về con -hành trình lan tỏa yêu thương

Trò chuyện với chúng tôi, một cán bộ đến từ Trung tâm ICS (Tổ chức bảo vệ và thúc đầy quyền của người LGBT tại Việt Nam) cho biết, nhiều bậc phụ huynh khi nghe con cái công khai giới tính tỏ ra hoang mang, tức giận, hụt hẫng. Nhiều người lập tức dẫn con đến bác sĩ để chữa trị tâm lý, tiêm hóc-môn hay trị liệu, đánh đập, chửi mắng… Thậm chí có bà mẹ còn đi tìm thầy cúng, xin lá bùa về đặt dưới giường để chữa "bệnh đồng tính" cho con.

Các bậc phụ huynh tham gia sự hành trình “Hiểu về con” -Ảnh: ISC

Theo kết quả khảo sát trên hơn 3.000 người LGBT do Trung tâm ICS và Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) tiến hành năm 2014, 39% người LGBT bị kỳ thị trong gia đình, trong đó: chủ yếu bị mắng chửi (22,8%), hoặc bị đuổi ra khỏi nhà (4,6%). Thấu hiểu những khó khăn đối với cộng đồng LGBT, mới đây Trung tâm ICS đã tổ chức chương trình “Hiểu Về Con”. Đây là hành trình lan tỏa tình yêu thương, chia sẻ kinh nghiệm để giúp đỡ những đứa con chúng ta sẽ dễ thở và tươi sáng hơn.

Tham gia chương trình “Hiểu Về Con”, chị Mai, một phụ huynh đến từ Đồng Hới (Quảng Bình) tâm sự, chị suốt ngày lo lắng chuyện làm ăn buôn bán, không hề biết đến đồng tính là gì. Bỗng dưng, một ngày con gái chị quyết định thông báo tin “trời đánh” về vấn đề giới tính với mẹ. Ban đầu chị nghĩ đó chỉ là suy nghĩ lệch lạc của con trẻ, khi lấy chồng vào mọi thứ sẽ khác. Nhưng con chị bảo đó là vấn đề bẩm sinh, nhiều lần nó đã định tâm sự với chị nhưng sợ chị lo lắng, phản đối dữ dội. Thuyết phục mãi, cuối cùng chị Mai đồng ý tham gia hành trình “Hiểu Về Con” tại Huế. Chị tâm sự, ở đó chị được gặp gỡ những bậc phụ huynh cùng cảnh ngộ, chị cảm thấy mình có hy vọng, được sẻ chia nhiều thông tin khoa học về vấn đề giới tính để giúp đỡ con mình trong tương lai.

Trả lời phóng vấn báo chí, bà Đinh Thị Yến Ly - đại diện PFLAG Việt Nam cho biết: "Chúng tôi đã chia sẻ những câu chuyện của mình bởi vì chúng tôi muốn chính phủ hiểu ra những khó khăn mà con chúng tôi đang phải đối mặt trong cuộc sống hằng ngày. Tôi nghĩ rằng các quan chức chính phủ đã hiểu và đồng cảm với các thành viên PFLAG cũng như cộng đồng LGBT".

Công khai hay tiếp tục bí mật là một quyết định lớn đối với những người đang trong giai đoạn chứng minh bản thân. Điều cộng đồng LGBT chờ đợi nhất chính là sự cảm thông, yêu thương của gia đình. Nếu những người thân không đón nhận, thì dù cả xã hội chấp nhận, dù cố gắng đến bao nhiêu thì hành trình tìm lại chính mình của họ vẫn chưa thật vẹn tròn

*** Nguồn :

https://tiengchuong.chinhphu.vn/pflag-diem-tua-vung-chac-cho-cong-dong-lgbt-viet-1139319.htm.

Viết bình luận của bạn

Tin liên quan

Thứ Hai, 23/12/2024
Chuẩn Pro9x

Vĩnh Biệt Quân: Lời Kết Cho Những Điều Không Bao Giờ Còn Có Thể Kể

Đây là câu chuyện cuối cùng của phần 3 - Những điều không bao giờ còn có thể kể, khép lại OFFLINE 2024: Kể Đi Nghe Nè! Ở phương trời mới,...

Thứ Hai, 23/12/2024
Chuẩn Pro9x

Bí Mật Đằng Sau "Last Christmas": Câu Chuyện Tình Đơn Phương Cay Đắng Của George Michael?

[ CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT ] "Last Christmas" là bài hát George Michael nhắc về cậu con trai trong mối tình đơn phương cay đắng của mình. Có thể thấy...

Thứ Hai, 23/12/2024
Chuẩn Pro9x

Hãy sẵn sàng cho chuỗi hoạt động sôi nổi và ý nghĩa tại Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm 2024!

Sự Kiện Tình Nguyện Lớn Nhất Trong Năm Sắp Diễn Ra! Hãy sẵn sàng cho chuỗi hoạt động sôi nổi và ý nghĩa tại Ngày hội Tình nguyện Quốc gia năm...

Nội dung bài viết
0
Gọi ngay cho chúng tôi
Gửi email cho chúng tôi